Đại dịch là gì?
Dịch bệnh là sự gia tăng đột ngột trong các trường hợp bệnh hoặc bệnh nhưng chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc cộng đồng. Việc công bố một dịch bệnh là đại dịch không liên quan gì đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, mà là theo sự lây lan về mặt địa lý của nó.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đại dịch được tuyên bố khi một căn bệnh mới mà mọi người không có khả năng miễn dịch lan truyền khắp thế giới ngoài dự đoán.
Các trường hợp liên quan đến khách du lịch bị nhiễm bệnh ở Trung Quốc và về nước sau đó, hoặc những người đã bị lây nhiễm bởi khách đó, được gọi là "trường hợp đầu hệ", không được tính vào việc tuyên bố đại dịch.
Trường hợp đầu hệ (index case) là trường hợp đầu tiên được xác định trong một nhóm các trường hợp liên quan của một bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh di truyền cụ thể.
Cần phải có một làn sóng lây nhiễm thứ hai từ người này sang người khác trong toàn cộng đồng thì mới được coi là đại dịch. Một khi đại dịch được tuyên bố, nhiều khả năng sự lây lan cộng đồng sẽ xảy. Chính phủ và các hệ thống y tế cần đảm bảo rằng họ đã chuẩn bị cho điều đó.
Khi nào một đại dịch được tuyên bố?
Giáo sư Mary-Louise McLaws, một chuyên gia chống nhiễm khuẩn, từng làm cố vấn cho WHO, cho biết tuyên bố đại dịch không phải lúc nào cũng rõ ràng vì nó có thể phụ thuộc vào mô hình được sử dụng, có thể khác nhau giữa WHO và các tổ chức y tế khác. WHO sẽ là tổ chức có tiếng nói cuối cùng.
Không có ngưỡng nào cho việc tuyên bố đại dịch, chẳng hạn như một số trường hợp tử vong hoặc nhiễm trùng nhất định, hoặc số quốc gia bị ảnh hưởng.
Ví dụ, Sars 2003, đã không được WHO tuyên bố là đại dịch mặc dù ảnh hưởng đến tận 26 quốc gia. Sự lây lan của nó được ngăn chặn nhanh chóng và chỉ một số ít quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng đáng kể, bao gồm Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore và Canada.
WHO có rất nhiều lý do khi bố đại dịch, nhưng một phần lý do sẽ là để mọi người nghiêm túc nhận thức về mức độ nghiêm trọng của dịch và không bỏ qua các triệu chứng, cũng như để có được điều kiện tài chính cần thiết cho việc giúp đỡ giải quyết và kiểm soát nó
Tuy nhiên, nếu tuyên bố một đại dịch gây ra sự hoảng loạn toàn cầu, điều này có thể gây hại nhiêu hơn là cố gắng nâng cao nhận thức. Cúm lợn, được tuyên bố là một đại dịch năm 2009, đã gây ra sự hoảng loạn không cần thiết, làm các khoa cấp cứu quá tải và khiến chính phủ phải chi quá nhiều thuốc chống virus. Các triệu chứng của bệnh này thường nhẹ và hầu hết mọi người đều hồi phục trong vòng sáu ngày.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Giáo sư Peter Collignon cho biết: có vẻ như đường lây truyền phân-miệng (fecal–oral route) có thể là một đường quan trọng của việc truyền coronavirus. Ở các quốc gia có hệ thống vệ sinh nước mạnh và cung cấp nước an toàn và đáng tin cậy, tác động của đại dịch có thể ít nghiêm trọng hơn.
Cần chuẩn bị gì?
Hiện tại có sự lây lan mạnh của coronavirus Covid-19 tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Ý và Singapore.
Giám đốc phụ trách các bệnh truyền nhiễm và miễn dịch học tại Viện Sức khỏe Menzies ở Queensland - Giáo sư Nigel McMillan, cho hay các báo cáo truyền thông có thể đang quá nhạy cảm về ý nghĩa của việc công bố đại dịch.
"Chúng tôi không muốn gây ra sự hoảng loạn trong việc dự trữ thực phẩm hoặc xăng dầu, khi mà đối với 95% dân số, đây sẽ chỉ là một cơn cảm lạnh nhẹ", ông nói.
Nhưng khi một dịch bệnh được coi là đại dịch, có nghĩa là lệnh cấm du lịch sẽ không còn hữu ích hay hợp lý. Điều này sẽ cảnh báo các cơ quan y tế rằng họ cần chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Điều này bao gồm việc chuẩn bị cho các bệnh viện của chúng ta để đón một lượng lớn bệnh nhân, dự trữ bất kỳ loại thuốc chống virus nào và khuyên mọi người rằng khi đến lúc, họ sẽ cần phải suy nghĩ về những việc như cách ly ở nhà nếu bị bệnh, tránh tụ tập đông người..." - McMillan nói.
McLaws nói, điều này có thể chứng minh công việc khó khăn nhất đối với các chính phủ chính là khuyến khích mọi người thay đổi hành vi của họ, chẳng hạn như hủy bỏ các sự kiện xã hội lớn để tránh lây bệnh. Để đối phó với Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (Sars) cách đây 17 năm, McLaws đã hợp tác với Bắc Kinh để xem xét các lý do khiến nhân viên y tế mắc Sars.
"Những gì các nhân viên y tế nhìn thấy, và cách họ nhìn thấy đồng nghiệp của họ bị bệnh, sẽ khiến họ hợp tác với chính phủ để ngăn chặn sự lây lan", cô nói. Các chuyên gia nói rằng vaccine có thể có trong 18 tháng nữa.
Các ví dụ khác về đại dịch là gì?
Dịch cúm H1N1 2009, HIV (1981), cúm Tây Ban Nha (1918), bệnh dịch hạch (1347) và bệnh đậu mùa (1870) đều là những ví dụ về đại dịch.